Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới nhất chuẩn 2020

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là căn cứ pháp lý rõ ràng nhất để nói về việc hợp tác giữa hai bên đó là: đơn vị vận chuyển và bên thuê vận chuyển

Vậy hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì? Đặc điểm và nội dung mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa ra sao? Trách nhiệm của mỗi bên trong bản hợp đồng như thế nào? 

Trong bài viết dưới đây của công ty vận tải Mai Transports sẽ cung cấp đến khách hàng mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa chuẩn nhất năm 2020. Để khách hàng có thể biết được những việc cần làm và không nên làm khi thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giúp giải quyết công việc nhanh chóng và đơn giản nhất.

1. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ LÀ GÌ?

Vận chuyển hàng hóa là một loại dịch vụ mà một cá nhân hay một tổ chức kinh doanh dịch vụ  tiến hành các công việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến với địa điểm khác theo thỏa thuận đối với cá nhân hoặc một tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa hay còn gọi hợp đồng vận tải là sự thỏa thuận giữa hai bên vận chuyển và bên thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Trong đó, bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa, tới địa điểm đã được chỉ định theo thỏa thuận trong hợp đồng và giao hàng hóa cho người nhận. Bên thuê vận chuyển phải trả cước phí vận chuyển và các khoản phí phụ khác phát sinh thêm trong quá trình vận chuyển cho bên vận chuyển. 

2. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG, CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa ghi lại toàn bộ thông tin, quá trình thỏa thuận của các bên tham gia vận chuyển bao gồm thông tin của các bên tham gia hợp đồng, đặc điểm hàng hóa, giá trị hàng hóa, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, các phương án giải quyết tranh chấp,…

Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác, đảm bảo an toàn, đầy đủ và không hư hỏng, thiếu sót khi ký kết hợp đồng. Trong một mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm các chủ thể sau:

  • Bên kinh doanh dịch vụ vận chuyển: là các đơn vị vận tải chuyên cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội thành hoặc liên tỉnh .
  • Bên thuê dịch vụ vận chuyển: gồm các cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu muốn vận chuyển hàng hóa của mình đến một địa điểm cố định nào đó.
  • Bên nhận hàng: là bên thuê vận chuyển hoặc bên thứ ba được nhận hàng theo hợp đồng (chỉ định).

3. ĐẶC ĐIỂM TRONG BẢN HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ

Hợp đồng vận chuyển

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

– Mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa là hợp đồng thời vụ mang tính đền bù thiệt hại, trong từng trường hợp có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế:

Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa các bên có tham gia hợp đồng có quyền và nghĩa vụ bằng nhau, lợi ích ngang bằng nhau không bên nào hơn bên nào. Hợp đồng thuê vận chuyển là sự ký kết bảo đảm hàng hóa được toàn vẹn và không bị hư hỏng, thất thoát trong quá trình vận chuyển đến nơi chỉ định trong hợp đồng. Nếu trong quá trình vận chuyển bị hư hỏng thì bên vận chuyển phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ vận chuyển.

Trong trường hợp vận chuyển công cộng theo từng tuyến đường sẽ phát sinh thêm một bên vận chuyển khác gọi là hợp đồng thực tế.

Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa cố định hoặc đặt chỗ trên phương tiện vận chuyển từ điểm xuất phát đến địa điểm nhận hàng thì được gọi là hợp đồng ưng thuận.

– Hợp đồng vận chuyển đa dạng hình thức:

Hợp đồng vận tải hàng hóa được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau. Đối với các giao dịch vận chuyển nhỏ lẻ và số lần giao dịch ít thì hợp đồng vận chuyển chỉ là một tờ vé hoặc là một biên nhận. Đối với những giao dịch lớn, tuyến đường dài và thời gian hợp tác lâu thì hợp đồng sẽ chi tiết và cụ thể có tính pháp lý cao hơn.

– Hợp đồng vận chuyển có thể là hợp đồng lợi ích của bên thứ ba:

Người có quyền nhận hàng hóa vận chuyển được hiểu là người thứ ba được hưởng lợi ích trong hợp đồng vận chuyển này. Tuy người này không phải tham gia vào ký kết hợp đồng vận chuyển nhưng lại có quyền yêu cầu bên dịch vụ vận chuyển phải giao hàng hóa đúng nơi và đúng thời hạn trong hợp đồng.

4. NỘI DUNG CỦA MẪU HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ

Nội dung của bản hợp đồng vận chuyển hàng

Nội dung trong hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa

Hợp đồng vận chuyển ghi lại toàn bộ những thông tin, quá trình thỏa thuận của các bên tham gia vận chuyển bao gồm thông tin của các bên tham gia hợp đồng, đặc điểm hàng hóa, giá trị hàng hóa, quyền và nghĩa vụ của các bên, các phương án giải quyết tranh chấp,…Khi làm bản thảo mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

  • Thông tin người gửi (cá nhân hoặc công ty): tên, địa chỉ, điện thoại,…
  • Thông tin bên vận chuyển: tên, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản,…
  • Thông tin về hàng hóa vận chuyển: tên hàng hóa, tính chất hàng hóa, đơn vị tính giá cước.
  • Địa điểm nhận hàng và giao hàng: thông tin về nơi nhận hàng hóa và nơi trả hàng hóa được ghi rõ trong hợp đồng.
  • Định lịch thời gian giao nhận hàng hóa: số thứ tự, tên hàng hóa, nhận hàng (số lượng, địa điểm, thời gian), giao hàng (số lượng, địa điểm,thời gian), ghi chú.
  • Phương tiện vận tải: thông tin về tên phương tiện vận chuyển hàng hóa như là xe tải, tàu thủy, máy bay… phải an toàn và đạt được các chi tiêu như tốc độ, có mái che, số lượng phương tiện. Trong trường hợp bạn muốn thuê phương tiện để vận chuyển hàng hóa là các loại xe tải thì nên ký hợp đồng thuê xe vận chuyển để quá trình được vận chuyển suôn sẻ.

  • Giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa: giấy xác báo hàng hóa (bên đơn vị vận chuyển ký và đóng dấu trước thời gian giao hàng), vận tải đơn hàng hóa, biên bản các khoản thuế đã đóng và một số loại giấy tờ khác nếu cần.
  • Phương thức giao nhận hàng hóa: các phương thức thanh toán mà bên sử dụng vận chuyển có thể thanh toán (nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao; nguyên hàng hay container, trọng lượng và thể tích, ngấn nước của phương tiện vận tải thủy).
  • Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa: phần nêu rõ trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ vận chuyển phải xếp và dỡ hàng hóa thật cẩn thận và đảm bảo đúng thời gian. Ngoài ra cần nêu rõ các mức phạt dành cho bên vận chuyển nếu làm hư hỏng hàng hóa.
  • Giải quyết hao hụt hàng hóa: là những quy định về các trường hợp hao hụt hàng hóa được xử lý chi tiết tương ứng với trách nhiệm của mỗi bên tham gia hợp đồng vận chuyển.
  • Người áp tải hàng hóa: được hiểu là người đi theo hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến địa điểm giao hàng. Điều này là không bắt buộc, nhưng bên thuê dịch vụ vận chuyển nên cử một người áp tải hàng hóa nên mặt hàng vận chuyển có giá trị và quan trọng như: hàng quý hiếm (kim cương, đá quý), hàng hóa tươi sống, hàng nguy hiểm,…​
  • Trách nhiệm thanh toán và hình thức thanh toán: Cần nêu rõ bên thuê dịch vụ vận chuyển phải chi trả những chi phí vận tải nào, như tiền cước phí chính, tiền phụ phí vận tải, cước phí vận chuyển toàn bộ hàng hóa,… Hình hình thức thanh toán cước phí có thể là chuyển khoản hoặc thanh toán tiền mặt được thỏa thuận rõ trong hợp đồng vận tải giữa hai bên.
  • Đăng ký bảo hiểm: để hàng hóa được đảm bảo an toàn cần mua bảo hiểm để tránh các sự cố hư hại, đặc biệt đối với các máy móc, hàng hóa có giá trị. Việc mua bảo hiểm sẽ được thực hiện với một bên thứ 3. Trách nhiệm mua bảo hiểm tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên, nhưng thường sẽ do bên thuê vận chuyển mua. 
  • Biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (nếu có).
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: thông tin này nêu rõ trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng vận chuyển nếu vi phạm hợp đồng sẽ đóng mức phạt và cách giải quyết.​
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng: nêu rõ các thông tin về các trường hợp xảy ra tranh chấp và các hướng giải quyết theo trách nhiệm của mỗi bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
  • Các thỏa thuận khác (nếu có).
  • Hiệu lực của hợp đồng: thể hiện hợp đồng vận tải có hiệu lực từ ngày nào đến ngày nào, và số lượng bản hợp đồng là bao nhiêu.
  • Chữ ký và đóng dấu các bên tham gia hợp đồng: các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa ký và đóng dấu như vậy hợp đồng mới có giá trị.

5. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN

Khi tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa mỗi bên cần có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng như sau:

5.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ vận chuyển

– Tiếp nhận hàng hóa của bên thuê vận chuyển:

  • Bên vận chuyển có nghĩa vụ nhận hàng hóa của bên thuê vận chuyển đúng thời gian và địa điểm theo trong hợp đồng thuê vận chuyển đã thỏa thuận. Trong trường hợp bên vận chuyển nhận trễ thời gian làm phát sinh thêm chi phí bảo quản hàng hóa thì phải chịu khoản chi phí phát sinh đó. Trường hợp bên vận chuyển giao hàng chậm thì bên thuê vận chuyển có thể yêu cầu bồi thường các thiệt hại phát sinh do bị lưu giữ phương tiện.
  • Bên vận chuyển phải cho phương tiện vận chuyển đến nhận hàng hóa theo đúng điều khoản trong hợp đồng vận tải hàng hóa đã ký kết. Phương tiện được vận chuyển phải đáp ứng được việc vận chuyển và tính chất hàng hóa.
  • Bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển các loại hàng hóa như: hàng hóa không đúng với mặt hàng hóa nêu trong hợp đồng vận chuyển, hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn đóng gói, hàng hóa cấm lưu thông, nguy hiểm và độc hại.
  • Bên vận chuyển hàng hóa có nghĩa vụ xếp chồng hàng hóa lên phương tiện và sắp xếp an toàn (nếu có yêu cầu trong hợp đồng vận chuyển). Trong trường hợp không yêu cầu bốc xếp, dỡ hàng thì bên vận chuyển có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển bốc xếp và dỡ hàng lên phương tiện theo đúng tiêu chuẩn. 

– Lên kế hoạch vận chuyển hàng hóa theo đúng các điều kiện đã thỏa thuận:

  • Bên vận chuyển hàng hóa có nghĩa vụ vận chuyển đúng thời gian và địa điểm trả hàng theo như trong hợp đồng vận tải hai bên đã ký. Đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn, nguyên hình như khi nhận hàng hóa để vận chuyển.
  • Bên cung cấp dịch vụ vận chuyển phải có kế hoạch phân công người người vận chuyển và phải có trách nhiệm trông coi hàng hóa thật cẩn thận.

– Trả hàng cho người có quyền nhận hàng:

  • Bên vận chuyển hàng hóa có trách nhiệm trả hàng đúng thời gian trong như trong  mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa đã ký. Bên vận chuyển có quyền xác định người nhận hàng theo trong hợp đồng đã ký. Ngoài ra còn phải có trách nhiệm thông báo cho người nhận hàng khi đến địa điểm giao hàng.
  • Bên cung cấp dịch vụ vận chuyển có quyền thu chi phí rồi mới giao hàng như trong thỏa thuận trong hợp đồng và có quyền yêu cầu người nhận kiểm tra hàng hóa khi giao nhận.

Trách nhiệm của các bên trong bản hợp đồng vận chuyển

Trách nhiệm của các bên trong bản hợp đồng vận chuyển hàng

5.2 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa

– Giao hàng hóa cho bên vận chuyển hàng hóa:

  • Bên thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa có nghĩa vụ giao hàng hóa vận chuyển đúng thời gian và địa điểm cho bên vận chuyển. Các mặt hàng hóa khi thuê vận chuyển phải được bao bọc, đóng gói đúng chuẩn, ghi ký hiệu mã đầy đủ khi giao cho bên vận chuyển như trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa đã thỏa thuận. Ngoài ra bên thuê vận chuyển không có điều khoản về việc bốc xếp và tháo gỡ hàng hóa thì phải bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển cho bên dịch vụ vận chuyển.

– Thanh toán cước phí vận chuyển:

  • Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ phải trả cước phí theo thỏa thuận như trong hợp đồng vận tải cho bên dịch vụ vận chuyển. Ngoài ra trong một số trường hợp phải trả thêm các khoản phí vận chuyển khác mà thuộc trách nhiệm của bên thuê vận chuyển như tiền lưu kho, lưu kho bãi,…
  • Bên thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa có trách nhiệm yêu cầu bên dịch vụ vận chuyển nêu rõ các loại chi phí cố định hay chi phí có thể phát sinh khi vận chuyển hàng hóa của mình.

– Yêu cầu người trông coi trên đường vận chuyển:

  • Khi ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa, bên thuê vận chuyển có thể cử người áp tải hàng hóa đối với những mặt hàng có giá trị hay yêu cầu bảo quản và chế độ chăm sóc đặc biệt. Người áp tải hàng hóa có nghĩa vụ bảo đảm hàng hóa không bị hư hỏng và mất mát khi đến nơi giao hàng hóa. 

– Yêu cầu bồi thường hàng hóa khi bị thiệt hại khi vận chuyển:

  • Trong quá trình vận chuyển mà dịch vụ vận chuyển làm hư hỏng hàng hóa không như ban đầu bàn giao thì bên vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường hàng hóa đúng như trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa đã ký.
  • Bên thuê dịch vụ có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa khi đến nơi giao nhận và thông báo cho bên vận chuyển nếu không may hàng hóa bị hư hỏng.

Hy vọng với các thông tin về mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa sẽ giúp cho quý khách hàng có thêm những thông tin, cơ sở để có thể vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn. Nếu bạn muốn thuê xe tải chở hàng hóa có thể đến với dịch vụ cho thuê xe tải của Mai Transports – Tự hào là một đơn vị vận tải có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động vận tải nội thành cũng như liên tỉnh, chúng tôi cam kết luôn đảm bảo uy tín, chất lượng nhanh chóng, đúng giờ, an toàn và giá cả rẻ nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Mai Transports.

==>> Bạn không thể bỏ qua: Tham khảo hợp đồng vận chuyển hàng đi Quảng Ngãi

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0929.902.902