Bảo hiểm hàng hóa – Bạn đã biết về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa?

Bảo hiểm hàng hóa là loại bảo hiểm vô cùng phổ biến và cần thiết trong ngành vận tải của nước ta hiện nay. Trong quá trình vận chuyển, có rất nhiều rủi ro khách quan diễn ra đối với hàng hóa. Vì thế, khi có sự tổn thất về hàng hóa thì những nhà doanh nghiệp cần làm gì để giảm mức thiệt hại?

Hôm nay Công ty vận tải uy tín Mai Transports sẽ cùng quý độc giả đi tìm hiểu về: Bảo hiểm hàng hóa là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa?

Bảo hiểm hàng hóa là gì?

Bảo hiểm hàng hóa là gì?

Bảo hiểm hàng hóa là gì

Bảo hiểm hàng hóa được ra đời để giải quyết các vấn đề hàng hóa gặp trục trặc ngẫu nhiên (theo hợp đồng quy định) trong quá trình vận chuyển. Nó có thể giảm tổn thất đến mức thấp nhất để tránh thiệt hại cho các nhà doanh nghiệp. Có thể hiểu, khi rủi ro xảy ra thì bảo hiểm sẽ phân chia các rủi ro ấy cho tất cả những người cùng tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm hàng hóa là một hợp đồng cam kết bồi thường cho người đã đóng phí bảo hiểm. Bảo hiểm hỗ trợ bù đắp tài chính cũng như giải quyết những hậu quả do rủi ro đem đến. Ngoài ra, khi kí hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa, ta còn đề phòng hay hạn chế về tổn thất. Trong hợp đồng bảo hiểm, sẽ có các quy định và quy tắc buộc người tham gia phải tìm ra biện pháp để hạn chế, ngăn ngừa tổn thất. Nhờ vậy mà khi rủi ro xảy ra thì mới được bù đắp.

Người bảo hiểm

Đây là bên sẽ nhận về các rủi ro cũng như hưởng phí của bảo hiểm và phải bồi thường những tổn thất do rủi ro đem đến. Người ký nhận trong hợp đồng cam kết hay công ty đều có thể là người bảo hiểm.

Người được bảo hiểm

Đây là bên chịu những tổn thất về tiền bạc khi có tổn thất xảy ra. Tuy nhiên người được bảo hiểm phải lưu ý về quyền lợi nằm ở phần đối tượng của bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Đây là điều mà người được bảo hiểm cần xem xét kỹ.

Các loại bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Có hai hình thức của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển là vận chuyển theo chuyến và bao.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển chuyến

Hợp đồng đồng này chỉ xuất hiện khi hàng hóa được giao bằng chuyến cụ thể, tức là một chuyến vận chuyển sẽ có một hợp đồng bảo hiểm kèm theo. Khi chuyển hàng kết thúc thì đồng nghĩa bảo hiểm cũng kết thúc.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bao

Bảo hiểm này còn có tên gọi khác là bảo hiểm mở. Trái ngược với vận chuyển chuyến, vận chuyển bao xuất hiện không chỉ một chuyến mà nhiều chuyến trong thời gian nhất định. Thường các doanh nghiệp nhập-xuất khẩu sẽ sử dụng.

Ngoài ra phí của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bao sẽ tiết kiệm hơn với vận chuyển chuyến.

Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa

Những điều cần biết về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa

=>> Không thể bỏ qua: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá khổ quá tải, hàng cồng kềnh tốt nhất hiện nay

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa

Đối tượng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa

Đối với các hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hay đường thủy nằm trong khu vực lãnh thổ nước ta. Ngoài ra còn có các hàng hóa vận chuyển từ nước ta đến Campuchia hay Lào hoặc ngược lại cũng đều là đối tượng của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa.

Phạm vi bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa

  1. Những rủi ro sẽ được bảo hiểm khi xảy ra như:
  2. Cháy, nổ;
  3. Bão lụt, sóng thần, động đất;
  4. Cây ngã, cầu, đường hay những công trình sập đổ;
  5. Hy sinh về mặt tổn thất chung;
  6. Phương tiện dùng vận chuyển mất tích, bị đắm, rơi, mắc cạn, đâm va nhau hay trật bánh.

Phí bảo hiểm hàng hóa và cách tính

Phí bảo hiểm là phí mà người được bảo hiểm sẽ phải đóng theo hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đã ký kết. Nó cũng là số tiền bồi thường khi rủi ro xảy ra trong phạm vi hợp đồng quy định.

Mức phí bảo hiểm được tính bằng công thức sau:

I = CIF x R

CIF = (C+F)/(I-R)

C: giá của hàng hóa vận chuyển;

I: mức phí của bảo hiểm;

F: cước phí của vận chuyển;

R: tỷ lệ phí của bảo hiểm (còn phụ thuộc vào hàng hóa loại gì, đóng gói phương thức nào, vận chuyển bằng phương tiện cũng như điều kiện của bảo hiểm)

Các quy trình khi tham gia hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Là một nhà doanh nghiệp thông minh nên biết những quy trình cơ bản khi mua bảo hiểm để tránh “tiền mất tật mang”.

Giấy yêu cầu mua bảo hiểm

Khi bạn muốn mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, điều đầu tiên là liên hệ với bên công ty bảo hiểm mà bạn tin tưởng. Sau đó họ sẽ gửi về cho bạn tờ giấy yêu cầu mua bảo hiểm. Nội dung trên tờ giấy chủ yếu là:

  1. Thông tin người mua bảo hiểm
  2. Thông tin hàng hóa được bảo hiểm
  3. Yêu cầu mua bảo hiểm
  4. Những chứng từ đi kèm
  5. Phần kế bên đại lý hay công ty môi giới
  6. Nghiệp vụ phía công ty bảo hiểm

Điền thông tin vào giấy yêu cầu mua bảo hiểm

Bạn sẽ phải điền những thông tin lên trên giấy mua bảo hiểm đầy đủ trừ nghiệp vụ và kê bên môi giới hay bảo hiểm.

Đưa bản fax giấy yêu cầu mua bảo hiểm cho phía công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm đưa hợp đồng ký kết

Xác nhận thông tin và các điều khoản, sau đó tiến hành thu phí bảo hiểm theo hợp đồng.

Ngoài những quy trình ấy, bạn nên cẩn trọng đối với các yêu cầu, quy tắc mà bên công ty bảo hiểm đưa ra. Hiện nay có rất nhiều công ty lừa gạt khách quan hay những công ty giả mạo. Vì thế bạn nên đến công ty uy tín và chất lượng để mua hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.

Bảo hiểm hàng hóa là giải pháp vô cùng tối ưu và tiện lợi dành cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa. Việc tham gia bảo hiểm sẽ giúp bên được bảo hiểm tránh thiệt hại về mặt tài chính xuống mức thấp nhất.

Trên đây, Công ty vận tải Mai Transports vừa cung cấp đến cho độc giả những thông tin hữu ích về bảo hiểm hàng hóa là gì? Những điều cần biết về nó. Mong rằng với những chia sẻ trên của Mai Transports sẽ giúp độc giả hiểu hơn về loại hình bảo hiểm cho hàng hóa này. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ vận chuyển hàng hóa giá rẻ, cho thuê xe tải chở hàng bắc nam, … thì hãy liên hệ ngay với công ty vận tải Mai Transports theo Hotline: 018088, để có thể nhận được những tư vấn tốt nhất từ các nhân viên chăm sóc khách hàng.

Hãy là một người thông minh lựa chọn cho mình những bảo hiểm có lợi cho hàng hóa của bạn.

=>> Bạn cần biết: Doanh thu là gì? Phân biệt doanh thu thuần và doanh thu ròng

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0929.902.902